Tin tức

Bé Bị Hăm Tã Phải Làm Sao? 4 Cách Chữa Hăm Tã Cực Hiệu Quả
10 Tháng 08
Đăng bởi:  NGỌC GOLD

Bé Bị Hăm Tã Phải Làm Sao? 4 Cách Chữa Hăm Tã Cực Hiệu Quả

Hăm tã là trường hợp sức khỏe thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng nó vẫn luôn là vấn đề đáng lo ngại. ...

Hăm tã là trường hợp sức khỏe thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng nó vẫn luôn là vấn đề đáng lo ngại. Vậy, hăm tã là gì, bé bị hăm tã phải làm sao? Dấu hiệu và cách xử lý hăm tã an toàn cho bé. 

1. Khái niệm hăm tã là gì?

Hăm tã là tình trạng viêm da phát triển ở vùng quấn tã. Thuật ngữ y tế cho tình trạng này là "viêm da kích ứng tã". Nó gây ra mẩn đỏ nhẹ và lan rộng trên mông và đùi của bé, và đôi khi các mẹ sẽ thấy những nốt giống như phát ban. Tuỳ theo từng cấp độ mà hăm tã sẽ có những dấu hiệu như da mẩn đỏ và nổi mụn, ngứa, đau rát.

Da của em bé bị dị ứng với chất liệu của tã, hoặc với khăn lau dùng để lau hoặc vệ sinh cho trẻ hoặc các hóa chất được sử dụng để tạo mùi cho tã. Nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm cũng có thể gây ra chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Nấm hoặc ký sinh trùng thường sống trên da và vô hại, nhưng khi da bị ẩm và dính nước tiểu hoặc phân của trẻ, nấm và vi khuẩn có thể dễ dàng phát triển và gây ra các bệnh ngoài da.

Hăm tã thường khiến trẻ đau rát, khó chịu

2. Hăm tã có nguy hiểm không?

Hăm tã có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào cấp độ hăm, tổn thương da của bé. Dù ở cấp độ nào thì các mẹ hãy tìm hiểu kỹ và xác định đúng con mình mắc phải vấn đề gì cần điều trị đúng cách. Dưới đây là 5 cấp độ hăm tã mà các mẹ có thể tham khảo. 

2.1. Độ 1 - Nhẹ

Vùng mông của bé hơi hồng so với bình thường, có thể nổi một vài nốt mụn nhỏ ở phía dưới. Da của bé vẫn khô ráo, không bị ẩm ướt. Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi bệnh sau 2-3 ngày.

2.2. Mức độ 2 - Nhẹ

Vùng da mông của bé có màu đỏ hồng kèm theo những nốt mụn nhỏ tập trung rải rác ở vùng mông của bé. Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi bệnh sau 3-5 ngày.

2.3. Độ 3 - Trung bình

Phát ban lan rộng và có màu đỏ. Mụn ngày càng dày. Bé rất ngứa và thường dùng tay gãi vào mông. Nếu em bé bị hăm tã và được được chăm sóc đúng cách, sẽ khỏi trong vòng 5-7 ngày.

Những dấu hiệu thường thấy khi trẻ bị hăm tã

2.4. Độ 4 - Nguy hiểm

Nhiều mụn nước lớn đường kính khoảng 2mm, có thể có mụn mủ. Bé bị đau nên quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng, bé sẽ khỏi sau 1-2 tuần bằng thuốc và chăm sóc đúng cách dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

2.5. Mức độ 5 - Nguy hiểm

Trẻ sơ sinh bị sưng tấy dữ dội, có mụn mủ và vỡ ra ở vùng mông, trẻ quấy khóc và sốt do nhiễm trùng da. Với sự kết hợp của thuốc theo chỉ định và chăm sóc đúng cách, các bà mẹ có thể mong đợi con mình hồi phục sau 1-4 tuần.

Dù là hăm tã nặng hay nhẹ thì các mẹ cũng cần chú ý xử lý kịp thời để tránh tình trạng viêm nhiễm, tổn thương da cho bé. Dưới đây là những cách xử lý hăm tã mà các mẹ có thể tham khảo. 

3. Bé bị hăm tã phải làm sao?

Dưới đây là một số cách xử lý bé bị hăm tã bằng một số thảo dược có từ thiên nhiên mà các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé:

3.1. Chữa hăm bằng lá trà xanh

Chè hay trà xanh là phương thuốc thảo dược đầu tiên giúp điều trị hăm tã ở trẻ em: đối với trà túi lọc có thể cho trực tiếp vào tã của bé sẽ giúp làm khô da và vùng quấn tã ít bị tổn thương hơn. Còn nước chè xanh,các mẹ có thể dùng để tắm cho bé, diệt khuẩn trên da.

3.2. Chữa hăm bằng lá trầu không

Trị hăm tã bằng lá trầu không: Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng và sát khuẩn nên được nhiều mẹ sử dụng trị hăm tã rất hiệu quả. Lấy vài lá trầu không rửa sạch, cho vào nồi đun sôi rồi để nguội. Sau đó dùng khăn nhúng vào nước trầu không mát và cẩn thận đắp lên vùng da bị hăm tã của bé, để có hiệu quả cần thực hiện đều đặn trong một tuần, mỗi ngày khoảng 3 lần, chắc chắn bệnh sẽ thuyên giảm.

3.3. Chữa hăm bằng cỏ sữa

Cỏ sữa nghe có vẻ không hiệu quả nhưng có thể chữa hăm tã cho bé: các mẹ chỉ cần lấy một ít bông sữa rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy nước, lấy nước đó thoa nhẹ lên vùng da bị hăm, hăm cho bé.

3.4. Một loại lá khác cũng rất hiệu quả trong việc trị hăm tã 

Cây mã đề: Lấy một ít lá mã đề, rửa sạch, để ráo rồi giã nát, chắt lấy nước tiết ra, chấm lên da cho bé. Nó sẽ làm dịu da và giúp phục hồi da hư tổn.

Lá ổi: Các mẹ chỉ cần rửa sạch lá ổi, cho nước vào đun sôi, sau khi nước lá ổi nguội là có thể rửa sạch vùng da bị hăm tã cho bé. Đây là cách trị hăm tã rất hiệu quả.

Lá khế cũng rất hiệu quả để trị hăm tã. Chỉ cần dùng lá khế, rửa sạch và lau khô, giã nát với một chút muối, cho vào nồi đun sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó dùng khăn sạch, thấm nước lá khế, thấm nhẹ lên vùng da bị hăm tã của bé.

Trên đây là giải đáp thắc mắc bé bị hăm tã phải làm sao. Ngoài xử lý các triệu chứng khi bé bị hăm tã mẹ cũng cần chú ý:

  • Giữ cho bé luôn sạch sẽ và thay tã thường xuyên.
  • Sử dụng khăn lau trẻ em sạch và mịn
  • Khi bé bị hăm tã ở mức nghiêm trọng, hãy đưa bé đi khám
  • Chọn tã chất lượng tốt và đúng kích cỡ. Nên lựa chọn loại bỉm khô thoáng, thấm hút tốt và an toàn cho bé. 

Chọn bỉm chất lượng tốt như bỉm Popolini sẽ giúp cải thiện tình trạng hăm tã hiệu quả

Bỉm Popolini được thiết kế tiêu chuẩn, ôm khít, vừa vặn giúp bé dễ dàng vận động và sinh hoạt. Ngoài ra, chất liệu siêu mềm mại giúp bé siêu thoáng và thoải mái vì giảm lượng ẩm trên da và ngăn tình trạng hăm tã. Với tất cả ưu điểm vượt trội của mình, chúng tôi mong rằng Bỉm Popolini sẽ trở thành một món quà tuyệt vời dành tặng cho bé. 

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: