Tin tức

Bé bị hăm tã phải làm sao? Giải đáp từ chuyên gia
16 Tháng 05
Đăng bởi:  NGỌC GOLD

Bé bị hăm tã phải làm sao? Giải đáp từ chuyên gia

Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vấn đề rất thường gặp. Vậy khi bé bị hăm tã phải làm sao? Để g...

Hăm tãtrẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vấn đề rất thường gặp. Vậy khi bé bị hăm tã phải làm sao? Để giải đáp thắc mắc này bạn có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Hăm tã là tình trạng da thường gặp ở trẻ nhỏ do mặc quá lâu. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm và khó điều trị nhưng lại gây khó chịu, đau đớn và quấy khóc ở trẻ. Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ. Nếu bé bị hăm tã nhẹ bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà như sau.

1. Cách xử lý bé bị hăm tã tại nhà bằng cây thuốc nam

1.1. Trị hăm tã bằng trà xanh

Trà hay trà xanh là loại thảo dược đầu tiên giúp trị hăm tã ở trẻ: đối với túi trà, có thể cho trực tiếp vào tã của , có thể giúp làm khô da và vùng quấn sẽ ít bị tổn thương hơn. Còn nước chè, mẹ có thể dùng để tắm cho , diệt khuẩn trên da.

Trà xanh có công dụng kháng khuẩn nên rất hiệu quả khi trị hăm tã

1.2. Trị hăm tã bằng lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng và sát khuẩn nên được nhiều mẹ sử dụng trị hăm tã rất hiệu quả. Lấy vài lá trầu không rửa sạch, cho vào nồi đun sôi rồi để nguội. Sau đó dùng khăn nhúng vào nước trầu không mát và cẩn thận đắp lên vùng da bị hăm tã của bé, để có hiệu quả cần thực hiện đều đặn trong một tuần, mỗi ngày khoảng 3 lần, chắc chắn bệnh sẽ thuyên giảm.

1.3. Trị hăm tã bằng cây cỏ sữa

Để trị hăm tã bằng cây cỏ sữa bạn chỉ cần lấy một ít cây cỏ sữa, rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy nước, dùng nước đó xoa nhẹ lên vùng da bị hăm cho bé. Khi xoa mẹ lưu ý thao tác nhẹ nhàng để tránh những tổn thương cho làn da mỏng manh của bé.

1.4. Trị hăm tã bằng cây mã đề

Một loại lá khác cũng rất hiệu quả để trị hăm tã đó là cây mã đề. Để sử dụng nó mẹ chỉ cần lấy một ít lá mã đề, rửa sạch, để ráo rồi giã nát, chắt lấy nước tiết ra, chấm lên da cho

1.5. Trị hăm tã bằng lá ổi non

Các mẹ chỉ cần rửa sạch lá ổi, cho nước vào đun sôi, sau khi nước lá ổi nguội là có thể rửa sạch vùng da bị hăm tã cho bé. Đây là cách trị hăm tã rất hiệu quả. Tuy nhiên, ngay sau khi dùng lá ổi bôi lên da mẹ chú ý không mặc ngay cho con mà cần chờ từ 15-20 phút sau nhé!

Lá ổi non là bài thuốc dân gian chữa hăm tã hiệu quả

1.6. Trị hăm tã bằng lá khế

Lá khế cũng rất hiệu quả để trị hăm tã: chỉ cần dùng lá khế, rửa sạch và lau khô, tán nhuyễn với một chút muối, cho vào nồi đun sôi với nước rồi để ráo. Sau đó dùng khăn sạch, thấm nước lá khế, thấm nhẹ lên vùng da bị hăm tã của .

2. Những lưu ý khi dùng các loại lá cây để trị hăm tã cho bé

Sử dụng lá cây, những nguyên liệu từ thiên nhiên để trị hăm tã là cách làm được nhiều người áp dụng và thành công. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại lá bạn cũng cần đặc biệt chú ý như sau:

  • Rửa lá thật sạch, thật kỹ để tránh những bụi bẩn còn bám trên lá dẫn đến tình trạng hăm tã của trẻ nặng hơn.
  • Nấu kỹ các loại lá trước khi dùng bôi lên da của , bởi da trẻ rất nhạy cảm. Trên lá cây có thể bám trứng, ấu trùng của một số loài sâu, giun sán,... khi tiếp xúc với da trẻ dễ gây mẩn ngứa, khó chịu. 
  • Trong trường hợp bé bị hăm tã mà đã sử dụng nhiều cách không khỏi thì bạn nên tìm đến chuyên gia da liễu để chăm sóc da cho trẻ đúng cách và an toàn.

Sử dụng bỉm mềm mại vẫn là cách bảo vệ da bé khỏi hăm tã, tổn thương da

Trên đây là các xử lý khi bé bị hăm tã. Bố mẹ có thể áp dụng những cách này để cải thiện tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để những vấn đề về hăm tã ở trẻ thì điều bố mẹ cần làm vẫn là hạn chế đeo bỉm cho bé cả ngày và sử dụng những loại bỉm mềm mại, thấm hút tốt như bỉm Popolini để bảo vệ làn da nhạy cảm của con nhé!

VỀ CÔNG TY TNHH NGỌC GOLD

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: