Tin tức

Bệnh hăm bỉm ở trẻ nhỏ là gì? Nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng hăm bỉm
10 Tháng 05
Đăng bởi:  NGỌC GOLD

Bệnh hăm bỉm ở trẻ nhỏ là gì? Nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng hăm bỉm

Hăm bỉm là tình trạng phổ biến ở trẻ em, dù đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng t...

Hăm bỉm là tình trạng phổ biến ở trẻ em, dù đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến da , làm cản trở quá trình vui chơi của do khó chịu, đau rát khi bị hăm bỉm. Vậy trẻ bị hăm bỉm nguyên nhân do đâu? Có biện pháp nào cải thiện tình trạng hăm bỉm ở trẻ? Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây, bố mẹ nên tham khảo nhé!

1. Hăm bỉm ở trẻ nhỏ là gì?

Hăm bỉm là tình trạng da ở phần đóng bỉm bị nổi mẩn ngứa, gây khó chịu cho trẻ sơ sinh. Bệnh này thường xuất hiện ở các nếp gấp trên da tay, chân, cổ, bẹn, mông,... Mới đầu là các đốm đỏ nhỏ, nếu mẹ không để ý hoặc không vệ sinh cho đúng cách, thì càng về sau về dài các nốt đỏ này lan rộng ra khắp các vùng lân cận. Vì thế nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của hăm tã, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn cách điều trị.

Hăm bỉm là tình trạng xuất hiện những mụn nước, nốt đỏ trên da bé

2. Nguyên nhân của bệnh hăm bỉm ở trẻ nhỏ

Hăm bỉm là tình trạng rất phổ biến ở vùng mông và bẹn của trẻ, khiến da trẻ bị mẩn đỏ, đau rát. Những lý do thường là:

Da của em bé bị dị ứng với chất liệu của bỉm, hoặc các hóa chất dùng để tạo mùi cho tã. Cũng có thể do khăn lau dùng để lau hoặc vệ sinh cho trẻ.

Nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm cũng có thể gây ra chứng hăm bỉmtrẻ sơ sinh. Nấm hoặc ký sinh trùng thường sống trên da và vô hại, nhưng khi da bị ẩm và dính nước tiểu hoặc phân của trẻ, nấm và vi khuẩn có thể dễ dàng phát triển và gây ra các bệnh ngoài da khiến da mẩn đỏ và nổi mẩn đỏ, ngứa, đau rát.

thô có thể cọ xát với làn da nhạy cảm của .

Các hóa chất trong bột giặt và nước xả vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé.

3. Các dấu hiệu của bệnh hăm bỉm ở tre nhỏ

Để đảm bảo sức khỏe cho con và kịp thời sử dụng các biện pháp khắc phục tình trạng hăm bỉm. Khi thay bỉm cho con mẹ nên chú ý quan sát tình trạng da của bé, để biết bé bị hăm hay không dựa vào các dấu hiệu dưới đây:

  • Bé luôn khó chịu, quấy khóc và không thể ngủ thẳng giấc.
  • Phần da tiếp xúc với bỉm bao gồm cả bộ phận sinh dục, đùi và mông xuất hiện các nốt màu đỏ.
  • Các bộ phận bị dị ứng có thể khô hoặc ướt.
  • Có thể có vết sưng hoặc mụn nước gây loét da.
  • Da bị tổn thương có thể rất đau và khó chịu cho con của bạn. Đặc biệt là khi tiếp xúc với nước tiểu thì bé của bạn sẽ thường xuyên bị giật mình và quấy khóc.

Các cấp độ hăm bỉm ở trẻ nhỏ

4. Các biện pháp ngăn ngừa tình trạng hăm bỉm ở trẻ nhỏ

Để trị hăm bỉm hiệu quả tốt nhất mẹ nên giữ vùng da bị hăm luôn được khô ráo và sạch sẽ. Mẹ nên thay bỉm ngay cho bé khi thấy bỉm nặng hoặc có mùi do bé đi nặng, để đảm bảo vệ sinh, tránh bị nhiễm khuẩn làm tăng tình trạng hăm. Mẹ nên vệ sinh sạch tay trước khi thay bỉm tã cho con để đảm bảo vệ sinh, sau khi vệ sinh sạch sẽ cho bé mẹ nên sử dụng các loại kem chống hăm để bôi một lớp mỏng lên vùng da bị hăm. Và một điều lưu ý quan trọng là mẹ nên chọn loại bỉm chất lượng cho con, chọn loại bỉm có độ thấm hút tốt, càng mềm mỏng càng tốt để đảm bảo bé luôn thoải mái và thoáng mát. Khi bé đã bị hăm bỉm mà mẹ không có nhiều thời gian chăm sóc con, thì việc lựa chọn một dòng bỉm tốt đảm bảo chất lượng là giải pháp tối ưu nhất.

Lựa chọn bỉm chất lượng sẽ hạn chế tối đa tình trạng hăm bỉm

Hy vọng với những chia sẻ về bệnh hăm bỉm, hy vọng sẽ giúp ích cho mẹ khi có con bị các vấn đề về da. Nếu mẹ còn băn khoăn về tình trạng da của bé hoặc muốn tìm loại bỉm chất lượng cho con, thì đừng ngần ngại hãy liên hệ đến Ngọc Gold để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình. Mẹ có thể liên hệ qua:

Công Ty TNHH Ngọc Gold

popup

Số lượng:

Tổng tiền: