Tin tức

Cách trị bé bị hăm tã tại nhà an toàn và hiệu quả
21 Tháng 09
Đăng bởi:  NGỌC GOLD

Cách trị bé bị hăm tã tại nhà an toàn và hiệu quả

Hăm tã không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu mẹ không xử lý kịp thời thì bệnh sẽ biến chứng n...

Hăm tã không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu mẹ không xử lý kịp thời thì bệnh sẽ biến chứng nặng, gây lở loét khó chịu và đau đớn cho trẻ. Khi bị hăm tã nặng bé sẽ thường xuyên quấy khóc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ăn kém ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ có thể tham khảo một số cách trị bé bị hăm tã tại nhà mà Ngọc Gold chia sẻ dưới đây.

1. Tổng quan về tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ

Hăm tã là một dạng viêm da ở vùng mặc tã, bệnh hăm tã thường gặp ở các bé sơ sinh và các bé dưới 3 tuổi đang trong giai đoạn mặc bỉm. Bé bị hăm tã dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng sau:

  • Khi bị hăm tã da của bé thường bị đỏ ửng và căng hơn.
  • Các nốt mẩn đỏ do hăm tã ngày càng lan rộng và phát triển thành những mụn nước, có thể bị vỡ gây ra những vết loét đỏ sưng tấy trên da bé.

Các vị trí thường bị hăm tã: Hậu môn, vùng mông, bẹn, đùi, bộ phận sinh dục và vùng da xung quanh.

Biểu hiện của bé khi bị hăm tã:

  • Bé thường khóc thét khi đi tiểu hoặc khi mẹ vệ sinh và mặc tã mới.
  • Bé thường xuyên cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và quấy khóc nhiều. Ăn ít, trằn trọc khó ngủ, dễ giật mình khi ngủ cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã do khó chịu.

Mẹ cần làm gì khi bé bị hăm tã? Trước tiên mẹ cần theo dõi bé, nếu thấy bé có các biểu hiện trên thì mẹ cần vệ sinh thường xuyên và đúng cách vùng da bị hăm. Dưới đây là một số cách trị bé bị hăm tã tại nhà đơn giản và hiệu quả.

cach-tri-ham-cho-be

Khi bị hăm tã vùng mông của bé sẽ có những nốt mẩn đỏ

2. Các cách trị bé bị hăm tã tại nhà

2.1. Sử dụng kem trị hăm tã

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng kem trị hăm tã rất hiệu quả cho bé mà mẹ có thể tham khảo như: Kem trị hăm Sudocrem, kem trị hăm Bepanthen, kem trị hăm Dizigone baby,... Mẹ nên tìm hiểu các thành phần cũng như công dụng của kem trị hăm để có được kết quả tốt nhất. Thông thường kem trị hăm thường chứa kẽm oxit tạo màng bảo vệ trên da, giúp ngăn chặn những kích ứng từ bên ngoài. Đồng thời kem chống hăm có tác dụng thúc đẩy sự hình thành và hoạt động của lớp biểu bì giúp da mềm mại hơn và đàn hồi hơn. Tăng khả năng phục hồi những tổn thương da nhanh chóng. Để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất mẹ nên tìm mua loại kem chống hăm phù hợp với bé và nên mua ở những hiệu thuốc, quầy hàng mẹ và bé uy tín.

2.2. Sử dụng lá nha đam để trị hăm tã

Một trong những cách trị bé bị hăm tã bằng nguyên liệu thiên nhiên được các mẹ sử dụng là lá nha đam. Trong lá nha đam có chứa nhiều axit amin, vitamin và khoáng chất. Nha đam có chứa polysaccharid, acid béo và một số hoạt chất anthraquinon,… Do đó, nó có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Mẹ lấy một lá nha đam tươi, gọt bỏ vỏ xanh, nạo lấy phần thịt trắng ở bên trong, chấm lên da trẻ sơ sinh rồi để khô tự nhiên. Lưu ý khi sử dụng nha đam tươi phải rửa sạch, khử trùng để tránh trường hợp bé bị nhiễm khuẩn.

Lá nha đam có tác dụng làm dịu vết thương do bị hăm

2.3. Cách trị bé bị hăm tã bằng lá chè xanh

Trong lá trà xanh có chứa EGCG - một chất chống oxy hóa và nhiều loại vitamin, khoáng chất cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho làn da bị tổn thương. Cách thực hiện rất đơn giản là  mẹ lấy một nắm lá chè xanh đã rửa sạch và đun sôi với khoảng 1 lít nước trong vòng 10-15 phút. Sau đó để nguội rồi rửa trực tiếp lên vùng bị hăm hoặc pha loãng đủ ấm để tắm cho bé. Sau vài lần sử dụng, làn da của bé sẽ nhanh chóng dịu lại và giảm mẩn ngứa.

2.4. Sử dụng lá khế để trị hăm tã

Lá khế thường được dùng để chữa các bệnh ngoài da như mề đay, chàm, dị ứng,… Đây cũng là loại lá cây thường được sử dụng để trị hăm tã cho bé. Mẹ lấy khoảng 100 - 150 gam lá non và hoa khế, rửa sạch, đun với 5 - 6 lít nước trong 10 - 15 phút. Sau đó để nước nguội cho đến khi âm ấm rồi tắm cho bé. Phương pháp này thường giúp bé khỏi bệnh sau 3-4 ngày bị hăm tã nhẹ. Sau khi sử dụng các cách trị bé hăm tã trên mà tình trạng da của bé không giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và để được hướng dẫn sử dụng thuốc, cách chăm sóc da cho bé một cách an toàn.

Do việc sử dụng bỉm và nhiều nguyên nhân khác, đặc biệt là vào mùa hè, trẻ rất hay bị hăm tã trở lại. Vì vậy, sau khi điều trị hăm tã cho bé, cha mẹ không nên chủ quan mà cần thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng hăm tã tái phát. Nên lựa chọn loại bỉm có thương hiệu lớn được nhiều người sử dụng, mềm mỏng và có khả năng thấm hút tốt. Tránh chọn bỉm nhái giá rẻ, không đảm bảo chất lượng.

mẹo-tri-ham-cho-be

Mẹ nên chọn các dòng bỉm có thương hiệu lớn

Trên đây là các cách trị bé bị hăm bỉm tại nhà đơn giản và an toàn mà mẹ có thể áp dụng cho con. Để giảm thiểu tình trạng hăm bỉm cho con, mẹ có thể tham khảo dòng bỉm Popolini tại website hoặc liên hệ 081602 468 để được tư vấn mua hàng.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: