Tin tức

Hăm tã là gì? Nguyên nhân bé bị hăm tã mẹ cần lưu ý
29 Tháng 09
Đăng bởi:  NGỌC GOLD

Hăm tã là gì? Nguyên nhân bé bị hăm tã mẹ cần lưu ý

Hăm tã là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong hành trình chăm sóc con nhỏ. Bài viết dưới đây Ng...

Hăm tã là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong hành trình chăm sóc con nhỏ. Bài viết dưới đây Ngọc Gold sẽ đề cập một số nguyên nhân bé bị hăm tã, mẹ nên tham khảo để biết nguyên nhân vì sao bé nhà mình lại bị hăm tã và tìm cách xử lý kịp thời để giảm thiểu tình trạng hăm tã cho con nhé!

1. Bệnh hăm tã là gì?

Hăm tã là vấn đề về da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là tình trạng viêm nhiễm da ở vùng mông của bé, bộ phận hay tiếp xúc với tã bỉm. Biểu hiện là vùng mông của bé bị ửng đỏ, mẩn đỏ, nổi nốt đỏ trên da, thậm chí có thể bị lở loét mưng mủ và chảy nước vùng bị hăm.

Hăm tã nói chung không cần phải làm kiểm tra đặc biệt, chỉ cần cha mẹ chú ý kiểm tra hàng ngày là có thể đưa ra phán đoán dựa trên các triệu chứng. Nhìn chung, hăm tã chủ yếu xuất hiện ở mông và đùi trong, với vùng da đỏ, thô ráp. Ở trẻ nặng, xuất hiện các tổn thương trên da như dát, sẩn, mụn mủ nhỏ, tiết dịch và bị lở loét. Mẹ có thể tham khảo thêm các bài viết về dấu hiệu bệnh hăm tã tại website Ngọc Gold

 

Hăm tã là bệnh phổ biến ở trẻ từ 0-3 tuổi

2. Nguyên nhân bé bị hăm tã

Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng biết nguyên nhân bé bị hăm tã và cách xử lý kịp thời để làm thuyên giảm tình trạng hăm ngứa cho con. Để giúp mẹ có thêm kinh nghiệm, ở nội dung dưới đây Ngọc Gold chia sẻ đến mẹ một số nguyên nhân bé bị hăm tã thường gặp nhất.

2.1. Đóng bỉm bẩn trong thời gian dài

Hầu hết nguyên nhân bé bị hăm tã là do tiếp xúc lâu với tã bẩn trong 1 nhiều ngày. Enzyme có trong phân trẻ em và ứ đọng nước tiểu lâu cũng có thể gây kích ứng đến làn da nhạy cảm của bé. Mặc dù tã bỉm có chứa các hạt đại phân tử sẽ thấm hút nước nhưng chúng vẫn tương đối ẩm. Mặc tã bẩn trong thời gian dài có thể tạo ra môi trường ẩm ướt không tốt cho sức khỏe của da, do đó cha mẹ nên thay tã kịp thời để giảm thiểu sự xuất hiện của triệu chứng hăm tã.


Bỉm giá rẻ cũng là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã

2.2. Nấm mốc và vi khuẩn

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân bé bị hăm tã có thể do vi khuẩn và nấm mốc gây nên, đặc biệt là trong trường hợp phát ban dai dẳng, vì nấm mốc thích hợp trong môi trường ẩm ướt. Hơn nữa, nếu bạn đang cho con bú và dùng thuốc kháng sinh, hoặc nếu em bé của bạn đang sử dụng thuốc kháng sinh, em bé bị dị ứng với một số thành phần của thuốc, cũng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men và có thể bị tiêu chảy.

Mặt khác do thay đổi chế độ ăn uống, do bé chưa hoàn thiện các cơ quan tiêu hóa, nên khi mẹ thay đổi khẩu phần ăn cho con, bé chưa kịp thích nghi với những thực phẩm mới cũng dễ khiến bé bị đi ngoài. Việc đi ngoài nhiều lần trong ngày và vệ sinh thường xuyên khiến vùng hậu môn bé bị hoen đỏ, đau rát. Nếu mẹ không phát hiện và xử lý kịp thời thì tình trạng hăm đỏ sẽ diễn biến phức tạp hơn.

2.3. Bé bị mẫn cảm với các chất hóa học

Một nguyên nhân bé bị hăm bỉm khác là do bé bị kích ứng với các thành phần hóa học có trong giấy ướt, bỉm tã, sản phẩm tắm gội và nước giặt. Làn da của trẻ sơ sinh thường rất mỏng manh và vô cùng nhạy cảm, nếu mẹ sử dụng một trong những vật dụng nêu trên có chứa các thành phần hóa học tạo mùi hoặc chất tẩy rửa quá mạnh cũng sẽ khiến da của bé bị kích ứng và tổn thương. Khi sử dụng cho bé mẹ không để ý và phát hiện kịp thời các dấu hiệu khác thường mà vẫn tiếp tục sử dụng thì sẽ khiến tình trạng tồi tệ hơn, bé sẽ bị đỏ ửng vùng mông sau đó nổi mẩn và mụn nước nhỏ li ti, thậm chí là bị lở loét và tiết dịch nhờn khiến bé đau rát.

2.4. Kích cỡ tã không phù hợp với cơ thể bé

Kích cỡ tã không vừa vặn với cơ thể bé cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị hăm bỉm. Nhiều mẹ thường có thói quen kéo tã dán ôm sát cơ thể bé, hoặc cho bé đóng bỉm chật để hạn chế tình trạng tràn chất thải ra ngoài, nhưng vô tình khiến các nếp gấp của bỉm cọ xát vào làn da mỏng manh của bé khi bé vận động. Điều này dẫn đến vùng da mặc bỉm bị tổn thương, tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn xâm nhập vào da bé gây nên tình trạng hăm tã. Vì thế để giảm thiểu các triệu chứng dẫn đến hăm tã mẹ nên chọn bỉm có độ thấm hút tốt, chất liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn cho trẻ nhỏ và lựa chọn bỉm theo kích thước cân nặng của con. Để được tư vấn thêm về cách chọn bỉm, mẹ có thể liên hệ đến website Ngọc Gold 

Mẹ nên chọn kích thước tã phù hợp với con

Trên đây là những nguyên nhân bé bị hăm tã mà mẹ cần lưu ý để có biện pháp phòng tránh trong quá trình chăm sóc con. Bên cạnh đó khi có nhu cầu mua bỉm cho bé có làn da nhạy cảm, mẹ có thể liên hệ đến Ngọc Gold qua website hoặc hotline: 0812 602 468 để được tư vấn hỗ trợ.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: