Tin tức

Mẹ nên làm gì khi bé bị hăm tã? Cách xử lý khi bé bị hăm tã
28 Tháng 09
Đăng bởi:  NGỌC GOLD

Mẹ nên làm gì khi bé bị hăm tã? Cách xử lý khi bé bị hăm tã

Mẹ cần làm gì khi bé bị hăm tã? Là câu hỏi được nhiều bà mẹ lần đầu có con quan tâm. Hăm tã là hi...

Mẹ cần làm gì khi bé bị hăm tã? Là câu hỏi được nhiều bà mẹ lần đầu có con quan tâm. Hăm tã là hiện tượng hầu như trẻ nào cũng gặp phải ít nhất 1 lần trong đời, nên các mẹ lần đầu có con cũng không nên hoang mang và lo lắng quá mức. Nếu trẻ bị hăm tã, hãy vệ sinh vùng mông của trẻ kịp thời và lau khô đúng cách. Để giúp mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc con, bài viết sau Ngọc Gold chia sẻ đến mẹ một số cách xử lý khi bé bị hăm tã.

1. Thay bỉm thường xuyên cho bé

Trẻ sơ sinh thường rất dễ bị hăm tã, đặc biệt là vào mùa hè nóng nực việc mang bỉm trong 1 thời gian dài khiến vùng mông bị ẩm ướt và khó chịu. Trong những tháng đầu tiên bé thường đi vệ sinh rất nhiều lần, mẹ đừng nên chần chừ việc thay bỉm cho con mà nên thay ngay khi bé đi tiêu vì nó rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa hăm tã. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thay tã cho trẻ ít nhất 8 lần một ngày có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng hăm tã.

Cần thay bỉm đúng thời điểm cho bé

2. Vệ sinh sạch sẽ vùng đóng bỉm

Một trong những nguyên nhân gây hăm bỉm ở trẻ có thể là do bị kích ứng với nước tiểu và phân, vì thế mỗi lần thay bỉm cho con mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng đóng bỉm bằng nước ấm và bôi kem trị hăm lên các vùng da bị tổn thương. Điều này giúp làm dịu cảm giác đau rát và khó chịu cho bé, đồng thời kem trị hăm có tác dụng kháng khuẩn và thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương cho da bé. Tuy nhiên mẹ cần chọn loại kem phù hợp với bé và mua ở những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

3. Chú ý đến chế độ ăn uống của bé

Thức ăn cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây hăm bỉm ở trẻ nhỏ, do thể trạng của bé bị dị ứng với một số thực phẩm. Khi bị dị ứng với thức ăn bé sẽ có hiện tượng đi tiêu nhiều hơn, dẫn đến vùng hậu môn bị hăm đỏ và đau rát. Vì vậy mẹ nên để ý đến khẩu phần ăn uống của con để biết bé bị dị ứng với những thực phẩm nào, từ đó hạn chế tối đa sự xuất hiện của món ăn đó trong chế độ ăn uống của con. Đối với trẻ bú mẹ cũng vậy, có thể có một số loại thực phẩm mẹ ăn khiến bé bị khó tiêu hoặc những thức ăn mà bé chưa từng tiếp xúc trước đó khiến bé lạ bụng bị đi ngoài. Cho nên mẹ hãy theo dõi và hạn chế ăn các món ăn đó.

Mẹ nên chú ý đến khẩu phần ăn của con

4. Hạn chế việc mặc bỉm cho con nhiều giờ trong ngày

Khi bé bị hăm tã thường rất khó chịu và cảm giác đau rát, nếu có thể mẹ hãy cố gắng cho bé “khỏa thân” nhiều nhất có thể, để vùng mông được thông thoáng và bé được dễ chịu hơn. Việc mặc bỉm quá nhiều trong ngày cũng sẽ khiến tình trạng hăm bỉm diễn biến nặng hơn, do đó khi bé ở nhà mẹ hãy để bé được “thả rông” vùng da bị hăm bỉm tiếp xúc nhiều với không khí cũng giúp cải thiện tình trạng hăm tã hiệu quả. Khi đóng bỉm cho con mẹ cần lưu ý đóng bỉm vừa vặn với bé không quá lỏng cũng đừng quá chật sẽ khiến bé khó chịu.

5. Chọn bỉm mềm mại, thấm hút tốt cho bé

Có rất nhiều nguyên nhân gây hăm bỉm cho bé, nhưng phổ biến nhất vẫn là do tã bỉm của bé không đảm bảo chất lượng. Bề mặt tã bỉm của bé phải mềm mại, siêu thấm hút, thoáng khí để tránh dị ứng da và tổn thương do ma sát gây ra tình trạng rôm sảy và hăm tã. Vì thế khi thấy bé không thích hợp với một loại tã bỉm nào đó, mẹ nên thay tã bỉm kịp thời, để tình trạng hăm bỉm chuyển biến tốt hơn và giảm thiểu tình trạng tái hăm bỉm.

Việc chọn bỉm mềm mỏng có khả năng thấm hút tốt, ngoài giúp cải thiện tình trạng hăm bỉm còn giúp bé ngủ sâu, ngủ ngon giấc và bớt quấy khóc hơn. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm bỉm cho bé mùa hè tại website Ngọc Gold

Bỉm Popolini món quà tuyệt vời dành cho bé

Với những chia sẻ ở bài viết trên mong rằng sẽ giúp mẹ biết nên làm gì khi bé bị hăm tã, mẹ cũng có thể tham khảo thêm các thông tin hữu ích về tình trạng hăm tã tại website Ngọc Gold để có những biện pháp xử lý khi bé bị hăm tã kịp thời và đúng cách nhất.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: