Tin tức

Mũi tiêm đầu tiên của bé sau sinh – Tiêm vắc-xin phòng lao BCG
28 Tháng 06
Đăng bởi:  NGỌC GOLD

Mũi tiêm đầu tiên của bé sau sinh – Tiêm vắc-xin phòng lao BCG

Tiêm ngừa vắc-xin lao BCG cho trẻ sơ sinh khi nào? Đây là câu hỏi được các mẹ quan tâm, vì đây là...

Tiêm ngừa vắc-xin lao BCG cho trẻ sơ sinh khi nào? Đây là câu hỏi được các mẹ quan tâm, vì đây là việc làm hết sức cần thiết đối với các bé trong giai đoạn sau sinh. Mẹ hãy cùng  NGỌC GOLD tham khảo bài viết này nhé!!!

1. Vắc-xin tiêm ngừa lao là gì?

Vắc-xin BCG là một loại vắc-xin phòng chống bệnh lao cho trẻ. Đây được coi là “mũi tiêm đầu tiên sau sinh” của bé. Tiêm vắc-xin BCG giúp trẻ có khả năng đề kháng đặc biệt với bệnh lao.

Trẻ em muốn chống lại bệnh lao nhất định phải tiêm ngừa loại vắc-xin này. Đối tượng chủ yếu tiêm loại vắc-xin BCG chính là trẻ sơ sinh.

2. Những lưu ý khi tiêm phòng lao:

Một điều quan trọng là để tiêm phòng được đảm bảo an toàn thì trước tiên bố mẹ cần biết rõ tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi đi tiêm. Nếu trẻ đang có bệnh thì cần thông báo với bác sĩ để bác sĩ quyết định xem bé có cần hoãn tiêm không nhé. Những điều cần lưu ý khi tiêm phòng lao cho trẻ đó là:

  • Trước khi đi tiêm phòng cho con, các bà mẹ không nên cho trẻ ăn, bú quá no, tuy nhiên cũng không nên để trẻ bị đói để tránh tình trạng trẻ sẽ hạ đường huyết sau khi tiêm.
  • Khi tiêm phòng, cần cho trẻ mặc trang phục đơn giản thoải mái để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám, không cho bé mặc quần áo quá bó chặt hoặc ủ ấm quá nhiều.
  • Cha mẹ nên vệ sinh thân thể bé được sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng vết thương.
  • Tránh tiêm phòng  cho trẻ khi trẻ đang sốt, trẻ đang mắc hoặc vừa mới khỏi một căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nào đó như thương hàn, sởi, viêm phổi… hoặc trường hợp bé còn đang trong thời kỳ hồi sức mẹ cũng tránh đưa con đi chích ngừa lao và viêm gan B
  • Tuyệt đối không nên tiêm phòng lao cho trẻ đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma), quá thiếu cân, trẻ sinh non còn quá yếu….Hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính như sốt, đi ngoài..

  • Tiêm phòng lao thường được tiêm ở dưới da cho trẻ, càng nông càng tốt. Mũi tiêm càng sâu, phản ứng càng mạnh. Tiêm vào mặt ngoài  phía trên cánh tay, như vậy sẽ không thành sẹo lồi. Do đó, cha mẹ cần phải lưu ý khi tiêm ngừa lao cho trẻ.
  • Sau 3 tháng, cha mẹ nên đưa bé đên bệnh viện kiểm tra kết quả tiêm, nếu có vấn đề gì bất thường, cần kịp thời mời bác sĩ xử lý, không nên tự ý xử lý.

4. Phản ứng của tiêm ngừa lao

Sau khi tiêm phòng lao (BCG), phần lớn các trẻ đều có phản ứng tại chỗ tiêm. Thông thường, ngay sau khi tiêm vắc xin ngừa lao, da bé sẽ xuất hiện nốt nhỏ tại vị trí tiêm và biến mất sau 30 phút. Khoảng sau 2 tuần, xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì. Sau đó 2 tuần, vết loét sẽ tự lành để lại một vệt sẹo nhỏ có đường kính 5mm. Điều đó chứng tỏ rằng trẻ đã có miễn dịch.

Trong một số trường hợp có thể thấy nổi hạch ở nách hoặc ở khuỷu tay. Nổi hạch thường chỉ xảy ra do sử dụng bơm kim tiêm không được vô trùng hoặc tiêm quá nhiều vacxin. Cũng có trường hợp trẻ sơ sinh bị sốt sau tiêm, nếu trẻ sốt nhẹ các mẹ cần phải lau mát cho trẻ bằng nước ấm và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế.

Sau tiêm trẻ có thể quấy khóc hơn, các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và cho trẻ bú khi trẻ thức, không nên nằm cho trẻ bú.

Sau tiêm phòng trẻ có thể có phản ứng thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc …. Các bà mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống nhiều nước, chườm mát và theo dõi trẻ.

5. Những trường hợp nào mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay:

Sau khi chích ngừa mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu có những biểu hiện sau mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay

  • Trẻ bị co giật hoặc co giật nặng hơn giống như động kinh.
  • Trẻ trở nên tím tái và mất ý thức.
  • Trẻ bị sốt cao từ 38.5oC trở lên, có uống thuốc hạ sốt mà vẫn không giảm.
  • Có những biểu hiện khác thường như quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, bú ít, bỏ bú… diễn biến kéo dài trên 24 giờ.
popup

Số lượng:

Tổng tiền: