Tin tức

Nguyên nhân gây hăm tã trẻ sơ sinh là gì? Hăm tã có gây nguy hiểm đến bé không?
24 Tháng 08
Đăng bởi:  NGỌC GOLD

Nguyên nhân gây hăm tã trẻ sơ sinh là gì? Hăm tã có gây nguy hiểm đến bé không?

Hăm tã là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng chưa chắc, các mẹ đã biết đâu là nguyên nhân gây hă...

Hăm tã là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng chưa chắc, các mẹ đã biết đâu là nguyên nhân gây hăm tã trẻ sơ sinh và độ nguy hiểm của nó. Vậy nên, vì sức khỏe của bé, các mẹ nên biết rõ hơn về nguyên nhân hăm tã ở trẻ em để phòng tránh, chữa trị kịp thời nhé!

1. Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh

Có một số nguyên nhân có thể gây ra hãm tã:

  • Bỉm cọ xát vào da khi ngồi và ngồi trong thời gian dài.
  • Mặc quần áo dày, ấm, bó sát, kín gió.
  • Trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể là do sử dụng kem không phù hợp với da.

Bé bị hăm tã

Trong trường hợp hăm tã do bỉm, hãy xem xét những điều sau:

  • Bỉm được mặc trong thời gian dài mà không thay.
  • Bỉm ướt có thể khiến nước thấm ngược vào da và tạo môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển.
  • Da cọ xát với bề mặt của bỉm.
  • Bỉm quá chật.
  • Bỉm dày hoặc không thấm nước.
  • Chất liệu của bỉm dễ gây kích ứng da.

Trên là một số nguyên nhân gây hăm tã thường mắc phải mà các mẹ cần tránh. Và hãy luôn để ý những dấu hiệu đặc biệt trên da, rất có thể bé bị hăm tã.

2. Dấu hiệu bé bị hăm tã

2.1. Dấu vết trên da

Khi bé bị hăm tã, bé sẽ có những biểu hiện đặc trưng là mẩn đỏ và sưng tấy trên da, nổi mụn nhỏ ở bộ phận sinh dục, hai bên bẹn, mông và trên đùi.

2.2. Dấu hiệu tâm lý và hành vi ở trẻ em

Trẻ sơ sinh dùng tiếng khóc để thể hiện tình trạng và ý muốn của mình. Khi bị hăm tã, các bé thường cảm thấy khó chịu và quấy khóc hơn bình thường, nhất là khi được mẹ thay tã. Bé lớn hơn thường cào vào tã vì hăm tã có thể khiến da bé bị ngứa.

Nếu bé nhà đã mắc bệnh hăm tã, các mẹ cũng nên chữa trị cho bé kịp thời bởi vì, hăm tã có gây nguy hiểm đến bé!

3. Hăm tã có gây nguy hiểm đến bé không?

Độ nguy hiểm của hăm tã được chia ra làm 5 cấp độ như sau:

Cấp độ hăm tã trên da bé

3.1. Hăm tã cấp độ 1 (nhẹ)

  • Khi bé bị hăm tã độ 1, trên da bé xuất hiện một vùng nhỏ màu ửng hồng ở vị trí quấn tã.
  • Có thể xuất hiện mụn nước nhỏ ở vùng da đó.
  • Da bé đỏ nhưng vẫn khô ráo.

3.2. Hăm tã mức độ thứ 2

  • Lúc này trên da bé xuất hiện những nốt mụn nhỏ màu đỏ.
  • Trên da xuất hiện những nốt mẩn đỏ và rải rác.

3.3. Hăm tã cấp độ 3 (vừa phải)

  • Nếu trẻ bị hăm tã cấp độ 3, da sẽ nổi mẩn đỏ và to hơn.
  • Vết hăm cũng đậm và rõ ràng.
  • Các vết hăm bắt đầu xuất hiện từ rải rác đến dày đặc.

3.4. Hăm tã cấp độ 4

  • Lúc này, trên da bé xuất hiện các nốt ban ngày càng rõ ràng hơn,

thậm chí nổi mụn trên da.

  • Lúc này da bé có thể hơi sưng tấy.
  • Cuối cùng, da của em bé sẽ rất đỏ và thậm chí có thể nổi mụn mủ.

3.5. Hăm tã cấp độ 5 (nặng)

  • Trong trường hợp nặng, da bé sẽ tấy đỏ và nổi mẩn đỏ trên diện tích rộng.
  • Da em bé sưng tấy nghiêm trọng.
  • Tổn thương lớn hơn, mẩn có mủ.

Dù là ở cấp độ nào thì cha mẹ cũng cần biết cách chữa trị và phòng ngừa hăm tã cho bé nhé!

4. Cách trị bé bị hăm tã và cách phòng ngừa

Hăm tã nguy hiểm đến vậy nên các mẹ cần chăm sóc và chữa trị cho bé kịp thời, để tránh bệnh nặng hơn ảnh hưởng đến bé. Sau đây, các mẹ có thể tham khảo một số cách trị bé bị hăm tã nhé!

4.1. Cách chữa trị hăm tã

Một số cách trị hăm tã cho bé sau vài ngày:

  • Thường xuyên kiểm tra tã của trẻ và thay tã nếu tã bị ướt hoặc bẩn.
  • Sử dụng nước sạch. Nếu bé đi đại tiện, hãy vệ sinh bằng xà phòng dành cho bé.
  • Nhẹ nhàng vệ sinh những nơi ẩm ướt, không chà xát.
  • Nếu bạn dùng khăn tắm, hãy chọn loại mịn và sạch. Cố gắng KHÔNG dùng khăn hoặc giấy vệ sinh có mùi thơm hoặc cồn. Quần áo nên làm từ chất liệu cotton để giúp thấm hút mồ hôi tốt hơn.
  • Đảm bảo khu vực này hoàn toàn sạch sẽ và khô ráo trước khi mặc quần áo hoặc tã mới.
  • Chọn tã có chất lượng tốt và đúng kích cỡ cho bé. Chọn quần áo khác hoặc thay đổi chất tẩy rửa khi giặt cho bé.
  • Khi bé bị hăm tã, các mẹ không nên để bé mặc bỉm một thời gian sẽ giúp da bé nhanh lành hơn.
  • Để hạn chế và cải thiện tình trạng hăm tã cho bé, mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần thay tã.

Nếu sau nhiều ngày, tình trạng hăm tã của bé vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì các mẹ cần đưa bé đi bác sĩ để điều trị kịp thời. Khi đã chữa trị xong cho bé, các mẹ cũng nên phòng tránh để bé không bị hăm tã lần nữa nhé!

4.2. Cách phòng ngừa hăm tã

Dưới đây là những điều cơ bản giúp bé phòng tránh hăm tã:

Để mông bé luôn thoáng mát

  • Hạn chế đóng tã, bỉm cho bé.
  • Để mông bé luôn được thoáng mát.
  • Vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên thay tã cho bé.
  • Chọn tã vừa vặn, thấm hút tốt, chất liệu mềm mại.
  • Hạn chế dùng các loại nước giặt có mùi.
  • Sử dụng kem chống hăm.

Mọi thắc mắc nguyên nhân gây hăm tã trẻ sơ sinh đều đã được giải đáp, từ đây các mẹ đã biết cách chăm sóc con sao cho đúng khi bé bị hăm tã. Đặc biệt là khi lựa chọn bỉm cho bé, vì đây, cũng là nguyên nhân chính gây hăm tã. Tất cả vì an toàn và sức khỏe của bé yêu!


 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: