Tin tức

Những điều mẹ cần biết khi em bé bị hăm tã
24 Tháng 08
Đăng bởi:  NGỌC GOLD

Những điều mẹ cần biết khi em bé bị hăm tã

Các mẹ đang hoang mang, lo lắng không biết làm gì khi em bé bị hăm tã? Sau đây chúng tôi sẽ giải ...

Các mẹ đang hoang mang, lo lắng không biết làm gì khi em bé bị hăm tã? Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp cho các mẹ những điều cần làm khi chăm sóc bé bị hăm tã sao cho hiệu quả cho bé. Trước hết, các mẹ cần biết triệu chứng nhận biết hăm tã trên da của bé để có thể biết cách chữa trị an toàn.

1. Triệu chứng khi em bé bị hăm tã

Một số triệu chứng phổ biến của hăm tã:

  • Vùng da bị hăm ửng đỏ, sáng bóng.
  • Rát.
  • Xuất hiện các chấm nhỏ li ti, màu hồng nhạt.
  • Có thể bị bong tróc trong trường hợp nghiêm trọng.
  • Em bé có thể quấy khóc vì khó chịu, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc khi mặc tã, bỉm.

Nếu trên da bé xuất hiện những triệu chứng trên, thì chứng tỏ bé đã bị hăm tã.

Một số dấu hiệu khi trẻ bị hăm tã

2. Bé bị hăm tã lâu ngày có nguy hiểm không?

Vốn dĩ, hăm tã thông thường cũng đã có nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Khi mẹ phát hiện em bé bị hăm tã cần kịp thời chữa trị cho bé, tránh để tình trạng hăm tã lâu ngày gây nguy hiểm đến bé. Ngoài ra, khi thấy bệnh không thuyên giảm và có những dấu hiệu bất thường xuất hiện trên da bé, các mẹ cần cho bé đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể nhé!

3. Xử lý bé bị hăm tã

Với hăm tã ở mức độ nhẹ, các mẹ chỉ cần chú ý tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm cho bé thì bé có thể khỏi sau vài ngày. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số phương pháp chữa trị mà các mẹ có thể áp dụng:

3.1. Tắm lá chè shan tuyết

Chè shan tuyết có chứa “chất kháng sinh tự nhiên” có tác dụng chống lại các mầm bệnh gây viêm nhiễm, hăm tã trên da. Ngoài ra, chè shan tuyết còn chứa các vitamin, dưỡng chất, flavonoid EGCG là chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ da, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị hăm tã ở trẻ. 

3.2. Tắm nước mướp đắng

Mướp đắng có chứa vitamin B, vitamin C, protein, betaine có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, nâng cao sức đề kháng cho da khi bé bị hăm tã. Đun mướp đắng để tắm hàng ngày là cách trị hăm tã an toàn, hiệu quả được nhiều mẹ lựa chọn.

Tắm lá mướp đắng có thể cải thiện tình trạng hăm tã ở trẻ

3.4. Tắm bằng cây sài đất

Trong cây có chứa chất diệp lục và tanin có tác dụng tiêu viêm, tiêu nhọt, làm mát da khi bé bị hăm tã. Các mẹ có thể dùng lá tươi hoặc lá khô để nấu nước tắm cho trẻ, tuy nhiên lá tươi có hàm lượng hoạt chất cao hơn rất nhiều so với lá khô.

3.5. Tắm bằng cây kinh giới

Kinh giới có chứa flavonoid, tinh dầu tự nhiên có tác dụng chống viêm, làm sạch và sát khuẩn trên da. Vì vậy, kinh giới được dùng để chữa các bệnh viêm nhiễm ngoài da như hăm tã, mụn nhọt. Các mẹ có thể dùng lá kinh giới tươi hoặc khô để nấu nước tắm hàng ngày cho trẻ bị hăm tã.

3.6 Tắm bằng cỏ mần trầu

Trong cỏ mần trầu có chứa tanin có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây hăm tã và nhiễm trùng da. Tắm nước cỏ mần trầu hàng ngày giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng hăm tã cho bé.

Khi trị hăm tã cho bé bằng các loại cây tự nhiên các mẹ cần lưu ý:

  • Lựa chọn nguyên liệu sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu.
  • Cần sơ chế mần trầu với muối để loại bỏ bụi bẩn, lông tơ trước khi đun cho bé tắm.
  • Để tránh trường hợp gây kích ứng trên da, trước khi tắm, mẹ thử thoa một ít nước lên da bé. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì cho bé tắm toàn thân.

Nếu tình trạng hăm tã của bé kéo dài, các mẹ cần cho bé đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời, tránh gây ra các bệnh trên da nặng hơn như: nhiễm nấm candida, nhiễm khuẩn trên da và ảnh hưởng đến sức khỏe nhé các mẹ!

Sử dụng kem bôi da cũng cải thiện tình trạng hăm tã ở trẻ

Mọi thắc mắc của các mẹ về em bé bị hăm tã đều đã được giải đáp. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ có thể biết cách xử lý và chăm sóc cho bé khi bé bị hăm tã để đảm bảo được an toàn sức khỏe cho bé yêu của mình nhé!



 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: