Tin tức

Những nguyên nhân khiến bé bị hăm tã và cách xử lý hiệu quả
29 Tháng 09
Đăng bởi:  NGỌC GOLD

Những nguyên nhân khiến bé bị hăm tã và cách xử lý hiệu quả

Hăm tã là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh, thường xuất hiện ở vùng đóng bỉm những nốt mụn ...

Hăm tã là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh, thường xuất hiện ở vùng đóng bỉm những nốt mụn đỏ li ti có thể gây ngứa, đau rát và khó chịu cho trẻ. Vậy vì sao bé lại bị hăm tã? chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến bé bị hăm tã qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

1. Những nguyên nhân khiến bé bị hăm tã

1.1. Thay tã không kịp thời

Sự hấp thụ và bài tiết của bé rất nhanh, vì thế bé đi tiểu trên chục lần một ngày, vì thế mẹ cần phải thay tã kịp thời khi bỉm đầy hoặc sau 2-3 tiếng tránh để vùng đóng bỉm của bé bị ẩm ướt quá lâu, nếu không sẽ khiến bé dễ bị hăm mông. Trong điều kiện nóng ẩm vi khuẩn và nấm mốc rất dễ sinh sôi và phát triển, nó có thể gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, mụn nước và nặng hơn là lở loét, sưng tấy ở vùng mông khiến bé cảm thấy đau rát và khó chịu.

Thay tã không kịp thời là nguyên nhân dẫn đến bé bị hăm tã

1.2. Bé bị tiêu chảy

Đôi khi bé bị dị ứng với một số thực phẩm nào đó khiến bé bị tiêu chảy, trong thành phần phân và nước tiểu chứa những vi khuẩn gây hại cũng có thể khiến vùng mông bị mẩn đỏ, đi ngoài nhiều lần trong ngày cũng khiến vùng hậu môn của bé bị đau rát và tấy đỏ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bé bị hăm tã mà cha mẹ cần để ý. Một khi bé bị tiêu chảy, cha mẹ không chỉ nên giải quyết vấn đề tiêu chảy mà còn phải vệ sinh kịp thời cho bé, để tránh tình trạng hăm bỉm nặng hơn.

1.3. Vệ sinh không đúng cách

Một số cha mẹ lần đầu có con chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và vệ sinh cho con, thường không giữ vệ sinh sạch sẽ vùng mông cho trẻ sơ sinh khiến vi khuẩn nấm mốc xâm nhập gây nên tình trạng hăm tã. Một số cha mẹ lại vệ sinh quá nhiều và mạnh tay vô tình lại phá hủy lớp màng bảo vệ tự nhiên trên da của trẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn và bụi bẩn phát triển, trú ngụ trên da bé dẫn đến da bị viêm nhiễm và phát sinh thành hăm tã. Vì vậy, cha mẹ cần nắm vững cách vệ sinh đúng cách, không nên vệ sinh quá nhiều cũng như vệ sinh quá ít cũng sẽ làm tổn thương da của trẻ.

1.4. Tã bỉm không thông thoáng

Phần lớn trẻ bị hăm tã là do vùng đóng bỉm bị ẩm ướt và nóng bức. Một số bà mẹ có quan niệm bỉm dày sẽ có khả năng thấm hút tốt hơn, nên chọn cho bé những dòng bỉm dày cộm. Điều này khiến bé bị khó chịu, đặc biệt là vào mùa hè hơi nóng không thể đẩy ra ngoài khiến vùng mông của bé thường xuyên bị ẩm ướt, đây là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã. Một số dòng bỉm mỏng được thiết kế thông minh có khả năng thấm hút rất tốt, đặc biệt là mềm mại và thoáng khí giúp bé cảm thấy thoải mái và không bị bí bách khi mang bỉm trong nhiều giờ liền. Mẹ có thể tham khảo bỉm cho bé mùa hè tại website Ngọc Gold

Tã bỉm không thông thoáng khiến bé bị khó chịu, bí bách

2. Cách xử lý khi bé bị hăm tã

nguyên nhân khiến bé bị hăm tã là do dị ứng hay do bỉm thì cha mẹ cũng cần có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế sự khó chịu cho bé. Tùy theo cấp độ hăm tã mà cha mẹ cần có cách xử lý khác nhau để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

2.1. Hăm tã cấp độ nhẹ

Sau khi bé đi tiêu, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm, sau đó dùng khăn lông khô mềm để lau khô và có thể dùng 1 lớp mỏng kem trị hăm lên vùng bị hăm để làm dịu da của bé. Mẹ nên dùng loại kem có chứa oxit kẽm và thích hợp cho những vùng da bị hăm đỏ. Bên cạnh đó mẹ có thể sử dụng các lá cây lành tính như: Lá khế, lá trầu không, lá chè, nha đam,... Để nấu nước tắm và rửa vùng đóng bỉm cho con. Đây là những loại lá cây lành tính có khả năng kháng khuẩn rất tốt, có thể ngăn ngừa tình trạng hăm tã hiệu quả.

2.2. Hăm tã cấp độ 2 trung bình đến nặng

Một số trẻ bị hăm nặng có thể bị bong tróc hoặc thậm chí lở loét ở mông, kèm theo ban đỏ và chàm. Trong trường hợp này, mẹ có thể sử dụng một miếng gạc ướt với dung dịch axit boric để làm giảm các triệu chứng. Trong trường hợp bình thường, ngày 3 lần, nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau khi chườm ướt, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ kịp thời.

2.3. Hăm tã cấp độ 3 đặc biệt nghiêm trọng

Sau khi áp dụng các cách trên mà tình trạng vẫn không cải thiện hoặc vùng mông của bé bị lở loét diện rộng, ẩm ướt và có mùi thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu kịp thời, để được thăm khám và có biện pháp xử lý, điều trị tốt nhất. Không nên chậm trễ làm thời gian điều trị lâu hơn và bé bị đau đớn nhiều hơn. Bởi kem trị hăm và các nguyên liệu thiên nhiên chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng đau đớn và làm dịu vết thương chứ không thể chữa trị hoàn toàn chứng hăm tã.

Mẹ nên chọn các dòng bỉm lành tính để đảm bảo an toàn cho da bé

Như vậy qua bài viết trên mẹ đã có thể biết được nguyên nhân khiến bé bị hăm tã và biện pháp để xử lý đúng cách. Khi muốn tìm hiểu thêm về dòng bỉm mùa hè cho bé và bỉm có độ thấm hút tốt, mẹ có thể tham ngay dòng bỉm Popolini tại website chính thức của Ngọc Gold hoặc liên hệ đến hotline: 0812 602 468 để được hỗ trợ tư vấn.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: