Tin tức

Tổng hợp các cách xử lý bé bị hăm tã mẹ cần biết
15 Tháng 09
Đăng bởi:  NGỌC GOLD

Tổng hợp các cách xử lý bé bị hăm tã mẹ cần biết

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất mỏng manh và yếu ớt, vì thế theo thống kê cứ 5 bé th...

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất mỏng manh và yếu ớt, vì thế theo thống kê cứ 5 bé thì có 1 bé bị hăm tã ít nhất 1 lần. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ? Bài viết dưới đây Ngọc Gold chia sẻ một số cách xử lý bé bị hăm tã, mẹ có thể tham khảo và áp dụng khi bé yêu nhà mình có hiện tượng bị hăm tã.

1. Thường xuyên giữ vùng da bị hăm tã sạch sẽ

Cách xử lý bé bị hăm tã đầu tiên mà mẹ cần lưu ý là nên giữ vùng bị hăm luôn sạch sẽ và khô thoáng để giảm bớt tình trạng khó chịu cũng như cải thiện tình trạng hăm nặng hơn. Khi vệ sinh vùng da bị hăm bỉm mẹ vui lòng sử dụng khăn mềm kết hợp với nước ấm và thao tác nhẹ nhàng để không làm tổn thương vùng quấn tã. Vệ sinh vùng hăm tã giúp loại bỏ các chất gây hăm tã như: Phân, nước tiểu, mồ hôi, vi khuẩn,… Để làn da của bé được bảo vệ và phục hồi nhanh hơn. Dưới đây là cách làm sạch vùng da bị hăm tã:

  • Trước khi vệ sinh cho bé mẹ nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Vệ sinh vùng quấn tã bằng nước ấm (khoảng 35 - 38 ° C) hoặc dùng nước tắm đặc biệt. Thao tác nhẹ nhàng kết hợp massage cho bé.
  • Vệ sinh cho bé mỗi khi thay tã mới.
  • Bé trai và bé gái vệ sinh vùng quấn tã khác nhau. Mẹ có thể tham khảo một số cách vệ sinh cho bé trai bé gái khi bị hăm tại website của Ngọc Gold

Mẹ nên vệ sinh vùng mặc bỉm sạch sẽ và đúng cách

2. Cần thay bỉm cho bé thường xuyên và đúng thời gian quy định

Khi bé bị hăm tã mẹ nên để ý và thay tã thường xuyên cho bé sau 3-4 tiếng theo quy định của nhà sản xuất, hoặc thay ngay khi bé đi tiêu hoặc bỉm đầy. Việc thay tã cho trẻ thường xuyên và đảm bảo vùng quấn tã khô, sạch, không bị ẩm và da tiếp xúc với chất bẩn (phân, nước tiểu), giúp làm giảm kích ứng da và loại bỏ nơi sinh sản của nấm và vi khuẩn, do đó giúp ngăn ngừa hăm tã hiệu quả. Hướng dẫn thay tã đúng cách:

  • Trước khi mặc bỉm cho bé mẹ hãy vệ sinh sạch  sẽ cho bé và hãy đảm bảo vùng quấn tã đã được sạch sẽ và khô ráo.
  • Thay tã ít nhất 4 giờ một lần, khi vạch báo đầy chuyển màu và ngay lập tức nếu bé đi tiêu.

3. Hạn chế sử dụng tã bỉm trong thời gian bé bị hăm bỉm

Một trong những cách xử lý bé bị hăm tã mà nhiều mẹ áp dụng đó là hạn chế sử dụng bỉm nhiều giờ trong ngày, giúp vùng da bị hăm tã được thông thoáng và khô tự nhiên, từ đó giúp trẻ bớt cảm thấy khó chịu và đau do tã cọ xát vào vùng da bị hăm tã của bé. Mẹ nên “thả rông” cho bé ít nhất 2-3 tiếng mỗi ngày để da bé được “thở” và tiếp xúc nhiều hơn với không khí. Bên cạnh việc hạn chế mặc bỉm thì mẹ nên lưu ý cho bé mặc những dòng bỉm có chất liệu mỏng, có độ thấm hút tốt, thoáng khí để đảm bảo thông thoáng vùng quấn tã. 

Mẹ nên để da bé thông thoáng ít nhất 2-3 tiếng mỗi ngày

4. Sử dụng kem chống hăm tã

Đối với bé bị hăm tã mẹ có thể chọn mua loại kem bôi chống hăm phù hợp với con, nên tránh chọn những loại kem có chứa thành phần gây kích ứng cho bé. Bởi khi bị hăm da của bé rất nhạy cảm nên mẹ cần hết sức lưu ý khi lựa chọn kem chống hăm cho bé.

Kem chống hăm tạo thành một lớp màng bảo vệ trên da, ngăn vi trùng và bụi bẩn (phân, nước tiểu, mồ hôi) tiếp cận với vùng da bị hăm tã. Đồng thời, kem giúp giảm viêm nhiễm, cân bằng độ ẩm, làm dịu vùng da bị hăm tã, cung cấp dưỡng chất và giúp vùng da bị hăm tã nhanh chóng lành lại. Một số lưu ý khi chọn kem chống hăm cho bé mẹ cần cân nhắc:

  • Chọn những loại kem chống hăm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có dấu kiểm định của bộ y tế.
  • Thành phần của kem chống hăm không chứa cồn, hương thơm, Corticosteroid chống viêm
  • phù hợp với lứa tuổi của bé.
  • Nếu bị hăm tã nặng, mẹ nên cân nhắc sử dụng thuốc trị hăm tã chuyên dụng cho bé.

5. Chọn bỉm có kích thước vừa vặn với bé và có độ thấm hút tốt

Khi bé bị hăm tã mẹ nên chọn kích cỡ tã vừa vặn với cơ thể bé, không nên mặc bỉm quá chật để giảm ma sát giữa da bé và bỉm, để giảm bớt sự khó chịu, chống trầy xước, tổn thương da, giảm nguy cơ hăm tã nặng hơn. Một trong những nguyên nhân gây hăm bỉm xuất phát từ việc mặc bỉm không có khả năng thấm hút tốt, gây nên tình trạng ứ đọng nước tiểu khiến nấm mốc và vi khuẩn phát triển dẫn đến tình trạng hăm da. Vì thế khi bé có dấu hiệu bị hăm tã cách xử lý tốt nhất là mẹ nên thay đổi bỉm phù hợp cho con. Chọn tã có khả năng thấm hút tốt sẽ giúp bề mặt da của bé luôn khô thoáng. Điều này làm giảm kích ứng da và hạn chế da tiếp xúc với nước tiểu hoặc mồ hôi dẫn đến tình trạng hăm tã nặng hơn.

Ngọc Gold chuyên cung cấp bỉm Popolini chính hãng

Bài viết trên đã chia sẻ một số cách xử lý bé bị hăm tã, hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc con. Để ngăn ngừa trẻ bị hăm tã thì mẹ nên chọn loại bỉm có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn cho da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi có nhu cầu mua bỉm cho bé có làn da nhạy cảm, bạn có thể liên hệ đến Ngọc Gold qua hotline: 0812 602 468 hoặc website để được hỗ trợ chọn mua những sản phẩm chất lượng nhất.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: