Tin tức

Trẻ bị hăm tã bao lâu thì khỏi? Cách xử lý khi bé bị hăm tã
15 Tháng 09
Đăng bởi:  NGỌC GOLD

Trẻ bị hăm tã bao lâu thì khỏi? Cách xử lý khi bé bị hăm tã

Hăm tã là tình trạng gặp phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn từ 3-15 tháng. Hăm tã không phải l...

Hăm tã là tình trạng gặp phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn từ 3-15 tháng. Hăm tã không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được xử lý đúng cách thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn, gây khó chịu và đau đớn cho bé. Để giúp mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc con khi bị hăm tã, bài viết dưới đây Ngọc Gold chia sẻ đến mẹ các cách xử lý khi bé bị hăm tã hiệu quả. Mẹ cùng theo dõi nhé!

1. Trẻ bị hăm tã sau bao lâu sẽ hết?

Khi trẻ bị hăm tã, các biểu hiện của bệnh sẽ có xu hướng lan rộng và tiến triển nhanh chóng nếu mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời. Những vùng da bị tổn thương trên da bé có thể lan rộng, gây viêm nhiễm và có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm. Về thời gian điều trị hăm tã, việc bé hết hăm trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào mức độ tình trạng, nguyên nhân và cách mẹ điều trị cho bé. Thông thường hăm tã sẽ có nhiều cấp độ khác nhau như cấp độ nhẹ thì vùng da mặc bỉm có biểu hiện hồng đỏ, cấp độ trung bình thì từ hồng chuyển sang đỏ và có nhiều mụn nhỏ li ti và lan rộng hơn, cấp độ nặng thì vùng da mặc bỉm trở nên đỏ rực và có dấu hiệu lở loét, ẩm ướt.

Nếu mẹ phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh và có phương pháp điều trị chính xác, kịp thời thì vết hăm tã của bé sẽ nhanh chóng lành lại sau 2-3 ngày. Ngược lại, cũng có nhiều trường hợp do mẹ phát hiện bệnh muộn hoặc xử lý không đúng cách, không chú ý vệ sinh da cho bé khiến tình trạng bệnh của bé nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị của trẻ. Vậy cách xử lý khi bé bị hăm tã như thế nào là đúng cách?

Khi trẻ bị hăm tã mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời

2. Cách xử lý khi bé bị hăm tã hiệu quả

2.1. Vệ sinh vùng da bị hăm tã thường xuyên

Cách xử lý khi bé bị hăm tã hiệu quả nhất là mẹ cần vệ sinh da đúng cách, đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả của quá trình điều trị hăm tã. Dưới đây là cách vệ sinh vùng da bị hăm mà các chuyên gia da liễu khuyên mẹ nên thực hiện đúng cách.

  • Trước hết, cha mẹ cần quan tâm xem tã bỉm cho con có phù hợp, an toàn và thấm hút hay không. Các mẹ cần chọn tã, bỉm của các hãng nổi tiếng, có chất lượng tốt, thành phần an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ. Tã phải thấm hút và có kích cỡ phù hợp với bé. Nếu thấy bé khó chịu vì loại bỉm đang dùng, mẹ cần chuyển ngay sang sản phẩm khác an toàn và thoải mái cho bé.
  • Hàng ngày, mẹ cần thay tã cho trẻ thường xuyên, vệ sinh da sạch sẽ, giữ cho da trẻ luôn khô thoáng, nhất là khi trẻ mới đi vệ sinh. Trường hợp bé không đi tiêu thì mẹ cũng cần thay tã cho bé, tốt nhất cứ sau 2 tiếng mẹ nên thay tã mới.
  • Mẹ rửa sạch vùng da cho trẻ bằng nước ấm, thấm khô da bằng khăn mềm rồi cho trẻ mặc tã mới. Các mẹ chú ý thao tác nhẹ nhàng để không gây khó chịu, làm trầy xước da bé và làm tổn thương da nặng hơn.
  • Các mẹ cố gắng không cho bé mặc tã nhiều giờ trong ngày, để da bé thông thoáng, hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị hăm tã ở bé gái và hăm tã ở bé trai.

2.2. Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để trị hăm cho bé

Một số nguyên liệu thiên nhiên lành tính như lá chè xanh, lá khế,... Có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, thường được sử dụng để làm các bài thuốc dân gian. Mẹ có thể sử dụng lá trầu không, lá khế, lá chè xanh để nấu nước trị hăm tã cho bé. Nguyên liệu cần rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Sau đó đun sôi với lượng nước vừa đủ để lấy hết tinh chất trong lá. Sau đó để nước nguội đến khi còn ấm thì dùng nước này để tắm và làm sạch vùng da bị hăm cho bé. Nha đam có tác dụng làm dịu vết thương, mẹ nên chọn những lá nha đam to, không sâu bệnh, cắt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài. Sau đó, nhẹ nhàng thoa gel lên da bé, để khô tự nhiên rồi cho bé mặc tã.

Bên cạnh đó thì dầu dừa và dầu tràm trà cũng có khả năng hỗ trợ điều trị hăm tã hiệu quả được các mẹ sử dụng cho con. Sau khi làm sạch da cho bé, mẹ có thể thoa trực tiếp một lớp dầu dừa mỏng lên vùng da bị hăm tã của bé. Hoặc 2-3 giọt dầu tràm trà chấm lên da bé sẽ giúp giảm kích ứng nhanh chóng cho bé thoải mái hơn.

Sử dụng lá chè để trị hăm cho bé được nhiều mẹ áp dụng

2.3. Lựa chọn bỉm thích hợp với con

Khi bé có dấu hiệu hăm bỉm, ngoài tìm các cách chữa trị thì mẹ cũng cần kiểm tra bỉm con đang sử dụng có phù hợp không? Bỉm có độ thấm hút tốt không và có mềm mại không? Bởi bỉm dày cứng và khả năng thấm hút kém chính là “thủ phạm” gây nên tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ. Vì vậy khi bé nhà mình có dấu hiệu bị hăm tã mẹ cần tìm hiểu và đổi sang dòng bỉm chất lượng tốt hơn cho con, đây cũng là một trong những cách xử lý khi bé bị hăm tã được nhiều mẹ áp dụng.

Trong số các dòng bỉm được tin dùng nhất hiện nay thì mẹ có thể tham khảo dòng bỉm Popolini siêu mềm mỏng. Với thiết kế màng đáy thoáng khí và lõi treo thông minh giúp thấm hút nhanh các chất thải, đồng thời thành phần tinh chất hoa cúc thảo dược có trong bỉm giúp chặn đứng tình trạng hăm ngứa hiệu quả. Vì thế bỉm Popolini được các bà mẹ bỉm sữa yêu thích và lựa chọn cho con mình để ngăn ngừa tình trạng hăm tã.

Popolini là dòng bỉm chuyên dùng cho bé có da nhạy cảm

Trên đây là các cách xử lý khi bé bị hăm tã được nhiều mẹ áp dụng cho bé yêu nhà mình. Mẹ có thể tham khảo thêm các cách điều trị hăm tã hiệu quả tại website hoặc khi có nhu cầu mua bỉm cho con, mẹ vui lòng liên hệ đến hotline 0812 602 468 để được tư vấn chọn mua những sản phẩm chất lượng nhất.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: